Hotline:0236.628.4455

        1. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP là gì ?

OCOP là viết tắt từ các từ tiếng anh: (One Commune, One Product) : tứclà chương trình mang tên “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Chương trình OCOP: Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị cho từng sản phẩm theo đia phương.

Là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Trọng tâm của chương trình OCOP là đối với Doanh nghiệp và Hộ sản xuất phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, đối với dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

        2. Mục tiêu của chương trình OCOP

Chương trình OCOP có 3 mục đích chính như sau:

- Khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn;

- Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trong phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.

Ngoài mục đích phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn, bao gồm:

- Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, mỗi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.

- Phát huy nguồn lực cộng đồng như tri thức quản trị, các giá trị văn hóa truyền thống lối sống của cư dân nông thôn, công nghệ, nguyên liệu địa phương và sự tham gia giám sát của cộng đồng.

3. Chủ thể nào có thể đăng ký tham gia OCOP

Các tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm tham gia vào Chương trình OCOP được gọi là các chủ thể OCOP bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp tham gia Chương trình OCOP thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

4. Các sản phẩm áp dụng OCOP

Theo Quyết định 148/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, sản phẩm OCOP được chia làm 6 nhóm chính sau:

- Nhóm thực phẩm:

+ Nông sản, thủy sản tươi sống: các loại rau, củ, quả, hạt tươi; các loại thịt động vật/gia cầm, thủy hải sản, trứng, sữa tươi;...

+ Nông sản, thủy sản sơ chế: gạo, ngũ cốc, hạt đã qua sơ chế, trà tươi…

+ Nông sản, thủy sản chế biến: trà, cà phê, ca cao,...

+ Các thực phẩm khác: gia vị, đồ ăn nhanh

- Nhóm đồ uống:

+ Đồ uống có cồn: rượu, đồ uống có cồn khác

+ Đồ uống không có cồn: nước thiên nhiên, nước khoáng, nước uống tinh khiết, đồ uống không có cồn khác

- Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu:

+ Thực phẩm chức năng, chế phẩm thuốc đông y/tây y

+ Mỹ phẩm từ dược liệu

+ Trang thiết bị, dụng cụ y tế

+ Thảo dược khác

- Nhóm thủ công mỹ nghệ:

+ Thủ công mỹ nghệ trang trí

+ Thủ công mỹ nghệ gia dụng

+ Vải, sản phẩm may mặc

- Nhóm sinh vật cảnh:

+ Hoa cảnh

+ Cây cảnh

+ Động vật cảnh

- Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/ điểm du lịch

+ Dịch vụ du lịch cộng đồng

+ Dịch vụ du lịch sinh thái

+ Điểm du lịch địa phương

5. Các tiêu chí đánh giá công nhận OCOP

Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm ba (03) phần:

- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.

- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.

- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm ; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

6. Dấu hiệu nhận biết sản phẩm OCOP

Sản phẩm được đánh giá công nhận OCOP, sẽ được nhận diện bằng việc dấu logo OCOP lên sản phẩm.

Logo của Chương trình OCOP có 4 chữ cái mang màu sắc tượng trưng hàm chứa những ý nghĩa khác nhau.

Logo dấu OCOP

Các chữ cái này có ý nghĩa gì ?

Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.

Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững

Chữ O màu xanh nước biển: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

7. Lợi ích của ích của sản phẩm được công nhận OCOP

Sản phẩm sau khi được công nhận OCOP mang lại các lợi ích thiết thực sau:

Mức sống của người dân được cải thiện, thay đổi lối canh tác truyền thống đáp ứng nền kinh tế thị trường hiện tại.

Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống.

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông thôn bền vững.

Người tiêu dùng được tiếp cận đặc sản, sản vật đặc trưng của vùng miền với chất lượng tốt nhất. Đây cũng là cách để tôn vinh sản phẩm địa phương

Tạo nhiều cơ hội để sản phẩm địa phương được vươn ra các thị trường lớn.

8. Cơ quan đơn vị nào công nhận sản phẩm OCOP

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

     - Cấp 1: Công tác đánh giá ở cấp huyện

     - Cấp 2:  Công tác đánh giá ở cấp tỉnh

     - Cấp 3: Công tác đánh giá tại ở cấp trung ương

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

Trước tháng 3 năm 2023, các thứ hạng sản phẩm công nhận 3 sao và 4 sao đều do cấp Tỉnh cấp tuy nhiên hiện nay hạng 3 sao do Hội đồng cấp huyện đánh giá công nhận nhưng có sự chứng kiến xem xét của cấp tỉnh. Còn 4 sao cấp tỉnh công nhận và 5 sao cấp trung ương.

Hãy liên hệ ngay số điện thoại 082.828.4455 để được tư vấn dịch vụ trọn gói!