Hotline:0236.628.4455

Thương hiệu là gì ? Có khác nhãn hiệu hay không ?

Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều tổ chức/ cá nhân mới khơi nghiệp còn nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Nhãn hiệu là ký hiệu hoặc tên đặt cho một sản phẩm nào đó của một tổ chức cá nhân. Còn thương hiệu là cái tên đọng lại trong tâm trí người tiêu dùng, ví dụ chúng ta thường hay nói: “mua sản phẩm này đi, nó là sản phẩm có thương hiệu”, có bao giờ ai nói “mua sản phẩm này đi, nó là sản phẩm có nhãn hiệu” ? Qua ví dụ này giúp cho chúng ta nắm rõ hơn thương hiệu và nhãn hiệu.

Bên cạnh cách hiểu nhãn hiệu, thì thương hiệu thường được các thương nhân gọi hiểu như nhãn hiệu. Theo đó nhãn hiệu là khái niệm được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ còn thương hiệu là cách gọi nhãn hiệu trên thương trường gắn liền với hoạt động marketing của doanh nghiệp, thương nhân.

Việc bảo hộ nhãn hiệu có quan trọng không ?

Do thương hiệu là cách gọi nhãn hiệu trên thương trường gắn liền với hoạt động marketing của doanh nghiệp, thương nhân, vì thế, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp, thương nhân sẽ được pháp luật bảo vệ; tránh khả năng nhầm lẫn với các thương hiệu của người khác có cùng lĩnh vực với mình; yên tâm hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình nhanh nhất tới khách hàng; tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm, sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ.

Một số trường hợp công ty chỉ lo sản xuất kinh doanh marketing nhưng không lo vấn đề bảo hộ, đến khi sản phẩm có tên trên thị trường rộng lớn rồi người khác bảo hộ thì lại mất đi thương hiệu của mình, phải gây dựng lại từ đâu, đây là điều đáng tiết.

Vì vậy, trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu.

Quy trình thủ tục bảo hộ nhãn hiệu ?

Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

  • Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
  • Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức

  • Trong thời gian từ 01 – 03 tháng Cục Sở hữu sẽ ra thông báo đơn hợp lệ. Xét mức độ đơn hợp lệ của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng. Xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

  • Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức. Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

  • Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
  • Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

  • Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ.
  • Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Về phạm vi bảo hộ thương hiệu:

Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.

Mặt khác, nếu sau này thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu Quý khách hàng có phát sinh sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó lại phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.

Những ai có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Quy định pháp luật Việt Nam các doanh nghiệp đều có quyền nộp đơn bảo hộ thương hiệu của mình. Trong đó, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Miễn sao, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ phải luôn được sử dụng liên tục 05 năm liền. Ngoài ra có quyền hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ các thương hiệu không sử dụng 05 năm.

Thương hiệu được bảo hộ từ thời điểm nào?

Kể từ khi nộp đơn đến khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ 15 -18 tháng. Tuy nhiên khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.

Thời hạn bảo hộ thương hiệu là bao lâu?

Tại Việt Nam và một số nước trên thế giới bảo hộ thương hiệu có thời hạn là 10 năm. Thời hạn 10 năm bắt đầu tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu thương hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ. Thì thời hạn bảo hộ của thương hiệu là vĩnh viễn, không giới hạn.

Quy trình tư vấn thủ tục bảo hộ nhãn hiệu của ViTEST

Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, ViTEST cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cho Quý khách hàng, bao gồm:

  1. Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;
  2. Tư vấn tính khả thi khi bảo hộ nhãn hiệu;
  3. Tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu;
  4. Đại diện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ;
  5. Soạn thảo, ký hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu;
  6. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  7. Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn. Trực tiếp trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  8. Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Hãy liên hệ ngay số điện thoại 082.828.4455 để đăng ký dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu trọn gói! !