ISO 22000:2018 - Tiêu Chuẩn An Toàn Thực Phẩm Quốc Tế
Trong thời đại hiện nay, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của thực phẩm, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trở thành một lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp. ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro và đảm bảo sản phẩm an toàn từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng.
ISO 22000:2018 là gì?
ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo thực phẩm an toàn bằng cách kết hợp các nguyên tắc của HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) với phương pháp quản lý hệ thống.
Lợi ích khi áp dụng ISO 22000:2018
Áp dụng ISO 22000:2018 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:
- Nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng: Đạt chứng nhận ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp chứng minh cam kết về an toàn thực phẩm, từ đó củng cố lòng tin của khách hàng và đối tác.
- Kiểm soát rủi ro và tuân thủ quy định: Hệ thống giúp doanh nghiệp nhận diện, phân tích và kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm, đồng thời tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành.
- Mở rộng thị trường: Tiêu chuẩn này được công nhận trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thị trường xuất khẩu và tăng cơ hội hợp tác với các đối tác lớn.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Việc áp dụng ISO 22000 giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí và tối ưu hóa chi phí vận hành.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Trong môi trường kinh doanh khắt khe, doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000 sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với các đối thủ chưa áp dụng tiêu chuẩn này.
Các loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 22000:2018
ISO 22000:2018 phù hợp với mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm:
- Nhà sản xuất thực phẩm: Doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm đóng gói...
- Nhà cung cấp nguyên liệu và phụ gia thực phẩm: Bao gồm các nhà sản xuất gia vị, hương liệu, chất bảo quản...
- Nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống: Các cơ sở kinh doanh ẩm thực cần đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho khách hàng.
- Nhà kho, vận chuyển và phân phối thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm bẩn hay hư hỏng trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.
- Nhà sản xuất bao bì thực phẩm: Đảm bảo rằng bao bì thực phẩm không gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Các bước xây dựng và áp dụng ISO 22000:2018
Qua thực tế triển khai, kinh nghiệm cho thấy, để áp dụng ISO 22000 vào cơ sở gồm các bước sau:
Bước 1: Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, điều kiện sản xuất đáp ứng được các yêu cầu về ATTP.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi đây là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng đến hiệu quả của cả quá trình sản xuất, vệ sinh. Nếu từ đầu bố trí nhà xưởng mặt bằng không đảm bảo, chẳng hạn như nguyên tắc 1 chiều, cửa nhà vệ sinh không được mở thẳng vào nơi sản xuất, ... thì sẽ phải sửa đổi gây tốn kém và mất thời gian.
Bước 2: Đăng ký xác nhận kiến thức về ATTP; đào tạo về ISO 22000 cho lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất.
Nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công khi áp dụng ISO 22000, bởi con người trực tiếp vận hành, kiểm soát. Do vậy, phải thực hiện đào tạo tập huấn kiến thức về ISO 22000 cho cả lãnh đạo và nhân viên có tham gia vào quá trình tạo sản phẩm. Riêng các cá nhân có trình độ trung tâm trở lên theo quy định hiện hành được miễn xác nhận kiến thức ATTP.
Bước 3: Thành lập nhóm an toàn thực phẩm.
Để có một nhóm người chuyên trách về ATTP, cơ sở phải lập nhóm ATTP, có khi người ta gọi là đội HACCP hay đội ATTP tuỳ theo tên gọi quen thuộc mỗi nơi. Nhóm người này đầy đủ các bộ phận như Trưởng nhóm, thủ kho, vật tư, .... trong đó nêu rõ vai trò từng cá nhân, đặc biệt chỉ định 1 người quyết định thu hồi sản phẩm khi xảy ra mất an toàn. Ngoài ra đội HACCP/ Nhóm ATTP nên là một số lẻ để biểu quyết khi cần.
Bước 4: Xây dựng tài liệu của hệ thống QL ATTP:
a. Xác định nhu cầu các bên quan tâm; Phân tích bối cảnh, rủi ro- cơ hội và hành động giải quyết các rủi ro- cơ hội liên quan đến hoạt động chung của cơ sở.
b. Xây dựng Chính sách, mục tiêu ATTP, sổ tay quản lý ATTP; Thủ tục về đào tạo, quản lý nhân sự; Thủ tục liên quan trực tiếp quá trình sản xuất (mua, bán hàng, lựa chọn nhà cung cấp, kiểm soát thiết bị theo dõi đo lường..), Thủ tục truy xuất, triệu hồi, Thủ tục thẩm tra HACCP và đánh giá nội bộ hệ thống. Xây dựng quy phạm GMP, SSOP, Kế hoạch HACCP, Kế hoạch OPRP cho các sản phẩm/nhóm sản phẩm tương tự.
Bước 5: Ban hành, áp dụng hệ thống QL ATTP vào thực tế sản xuất.
Lãnh đạo cao nhất phải ra quyết định văn bản ban hành và áp dụng vào sản xuất, mọi chính sách, mục tiêu và văn bản ban hành phải được thông báo, truyền đạt, để mọi người thấu hiểu, áp dụng có hiệu quả.
Bước 6: Thẩm tra HACCP, đánh giá nội bộ, xem xét lãnh đạo, theo tần suất định kỳ.
Bước 7. Đăng ký chứng nhận ISO 22000
Sau khi tiến hành đánh giá nội đá ứng, cơ sở liên hệ tổ chức chứng nhận để đăng ký đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000.
Hãy liên hệ ngay số điện thoại 082.828.4455 để được tư vấn dịch vụ trọn gói!
- Tư vấn Chứng nhận HACCP (19.09.2024)
- Tư vấn Chứng nhận ISO 9001:2015 (24.09.2021)
- Tư vấn Chứng nhận ISO 14001:2015 (19.09.2024)
- Tư vấn Chứng nhận ISO 45001 (30.09.2024)
- Tư vấn Chứng nhận FSSC 22000 (19.09.2024)