Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu xây dựng truyền thống nhưng nhiều người vẫn tỏ ra e ngại khi chọn vật liệu thạch cao cho ngôi nhà thân yêu của mình (đặc biệt là sử dụng làm tường ngăn chia nội thất). Điều này xuất phát từ suy nghĩ thạch cao chỉ dùng làm phấn viết, đúc tượng,… rất dễ gãy vụn nên không đảm bảo độ bền cao khi dùng trong xây dựng.
Vậy tấm thạch cao dùng trong xây dựng có độ bền như thế nào? Liệu chúng có thể tồn tại tương đương với tuổi thọ của gạch truyền thống khống hay sẽ nhanh chóng xuống cấp sau 1 thời gian sử dụng?
1. THẠCH CAO ĐƯỢC LÀM TỪ ĐÂU?
Thạch cao trong xây dựng được sản xuất thành dạng tấm với nguyên liệu chính được lấy từ đá hay còn được gọi là khoáng thạch cao (CaSO4.2H2O). Đây là một loại khoáng vật trầm tích được khai thác từ mỏ tựa như đá vôi. Sau khi khai thác và loại bỏ tạp chất, chúng được nung ở nhiệt độ cao từ 105-150 độ C để làm mất nước, sau đó mới đem nghiền thành bột thạch cao. Từ bột thạch cao người ta có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, mỹ nghệ, điêu khắc, đúc khuôn… và vật liệu xây dựng. Mỗi một ngành, thạch cao có ứng dụng khác nhau, riêng đối với ngành xây dựng thì đòi hỏi độ bền phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định.
2. ĐỘ BỀN CỦA THẠCH CAO
- Khả năng chịu lực: Độ bền chắc của thạch cao thể hiện ở khả năng treo vật nặng trên tường, vách. Qua thực nghiệm, khả năng chịu tải của tường thạch cao là 20kg/ một điểm treo; nếu có hệ khung gia cường bên trong, có thể treo vật nặng tới 400kg. Tức khả năng treo của thạch cao thỏa mãn mức độ chịu lực cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế BS 5234. Ngoài ra, với cấu tạo khác nhau của từng hệ thống tường thạch cao, tường thạch cao có thể sử dụng cho văn phòng, khách sạn, trường học, hay để ngăn chia bên trong căn hộ gia đình, giữa các phòng, hoặc giữa các căn hộ với nhau. Ở điều kiện ổn định, độ bền của thạch cao là 50 năm.
- Khả năng chống cháy, cách âm: Tấm thạch cao được chứng minh có độ bền chắc tương đối tốt. Từ nguyên liệu thạch cao 100% thiên nhiên đưa qua lò nung ở nhiệt độ khoảng 150 độ C,sau đó thêm một số chất phụ gia như tinh bột, bông thủy tinh, sợi thủy tinh, K2SO4… nhằm tạo ra các tấm thạch chuyên dụng có khả năng chịu ẩm hay kháng nhiệt.
3. LỰA CHỌN TẤM THẠCH CAO PHÙ HỢP VỚI TỪNG NHU CẦU SỬ DỤNG
- Thạch cao làm tường vách:
Để làm tường, vách, bạn nên chọn hệ khung xương bằng thép mạ kẽm, ốp bên ngoài 2 mặt bằng tấm thạch cao chuyên dụng dày 13mm chịu được va đập và bắt vít những tấm này vào khung thép. Ngoài ra, ở giữa hai bề mặt của vách, bạn nên đặt lớp bông thủy tinh dày 50mm. Với cấu tạo như vậy, tường thạch cao khả năng cách âm tốt, phù hợp sử dụng trong các khu vực công cộng như: chung cư tập thể, cao ốc, trường học, bệnh viện… những nơi thường xuyên phải chịu va đập và treo được các vật nặng. Riêng đối với phòng tắm, phòng vệ sinh, khu vực thường xuyên chịu ẩm ướt thì bên cạch việc dùng tấm thạch cao chịu ẩm, bạn nên xử lý chống thấm kèm theo bằng sơn chống thấm hoặc keo chống thấm chuyên dụng.
- Thạch cao làm ốp tường trần nhà:
Với tinh năng thẩm mỹ, linh hoạt trong thiết kế, trần thạch cao được sử dụng rất rộng rãi cho nhà ở, căn hộ, văn phòng, khách sạn, … Tương tự như được sử dụng cho tường, thạch cao ốp trần cũng có tuổi thọ cao trong điều kiện thời tiết ổn định.
Dùng tấm thạch cao cho trần nhà vừa đảm bảo độ thẩm mỹ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích nghi được nhiều kiểu thiết kế: uốn cong, cắt xén dễ dàng, cấu tạo được trần nổi - trần chìm, trần giật cấp… và luôn tạo được bề mặt nhẵn mịn, không gợn sóng; còn có thể ốp gạch, dán giấy hay sơn trực tiếp lên bề mặt .
Tóm lại, thạch cao có độ bền rất tốt. Tuy nhiên, khi thi công, bạn nên chọn sản phẩm có thương hiệu, không nên dùng các loại thạch cao không rõ xuất xứ trên thị trường vì dễ bị nứt, đổ sập… Ngay cả, khung thép mạ kẽm, bột trát, giấy dán xử lý mối nối… cũng phải là sản phẩm đồng bộ cùng thương hiệu hoặc thương hiệu có tên tuổi. Thêm nữa, cần có giám sát thi công để thợ thi công làm đúng chuẩn mực, quy tắc. Có vậy, độ bền của tấm thạch cao mới thể hiện đúng bản chất của nó một cách vững vàng trong các công trình.
- Tại sao các cá nhân, tổ chức phải thu thập tọa độ địa lý và thu thập bằng cách nào? (17.10.2024)
- Khái niệm phân loại đặc tính bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng (18.02.2022)
- Mẫu chứng chỉ xuất xưởng gạch (18.12.2021)
- Dấu hợp quy là gì ? (14.12.2021)
- Nâng tầm ngôi nhà với đá nhân tạo ốp tường (03.06.2020)
- Ứng dụng Đá Granite trong các công trình hiện đại (29.05.2020)
- Ưu nhược điểm của gạch không nung trong các công trình xây dựng ? (27.05.2020)
- Chất lượng sản phẩm là gì ? Vai trò của chất lượng sản phẩm (22.05.2020)
- Các đặc tính nổi bật của đá tự nhiên ? (13.05.2020)
- Kính phẳng tôi nhiệt cao cấp trong xây dựng (11.05.2020)