Sơn tường và các đánh giá chất lượng sơn tường

Sơn tường và các đánh giá chất lượng sơn tường

Sơn tường và các đánh giá chất lượng sơn tường

Hotline:0236.628.4455

 

(VITEST.COM.VN) Trong các công trình xây dựng, Sơn tường dạng nhũ tương nước là vật liệu chủ yếu được sử dụng với mục đích trang trí và bảo vệ bề mặt trong và ngoài cho công trình. Loại vật liệu này đang ngày càng phát triển, đa dạng về chủng loại, màu sắc rất phong phú. Trong quá trình nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng thì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sơn tường theo các tiêu chuẩn hiện hành nhằm nâng cao chất lượng cho các công trình xây dựng là rất cần thiết.

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Trên thế giới, việc sử dụng sơn tường xuất hiện từ thập kỷ 50 của thế kỷ 20, khi đó người ta đã chế tạo được nhiều loại sơn tường dạng nhũ tương nước dùng cho các công trình xây dựng. Ở Việt Nam trước những năm 1990 của thế kỷ 20, các công trình xây dựng chỉ được trang trí và bảo vệ bằng quét nước vôi pha màu. Từ sau năm 1990, cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường thì ngành sơn nói chung đã có những sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là sơn tường dạng nhũ tương nước. Sự phát triển khoa học và công nghệ đã tạo nhiều cơ hội lựa chọn tiêu dùng, trong đó có vật liệu sơn tường dạng nhũ tương. Loại vật liệu này đang ngày càng phát triển, đa dạng về chủng loại, màu sắc và mục đích sử dụng. Đến nay, nước ta đã có mặt hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc gia công hợp tác sản xuất với các công ty Sơn trong nước. Bên cạnh đó, nhiều công ty Sơn Việt Nam (dạng cổ phần hoặc tư nhân 100% vốn Việt Nam) cũng đã mạnh dạn mở rộng hoặc xây mới nhà máy, đầu tư thiết bị công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm sơn cạnh tranh thị trường theo yêu cầu của người tiêu dùng. Có thể nói, sự phát triển với tốc độ cao về công nghệ mới và nâng cao chất lượng sản phẩm đó đã tạo ra bức tranh ngoạn mục của ngành sơn Việt Nam nói chung trong những năm gần đây. Với nhu cầu sử dụng hiện nay, sơn tường trong xây dựng có mức tăng trưởng trung bình 10 ÷ 15% năm, số lượng doanh nghiệp sản xuất sơn ngày càng gia tăng, vì thế Việt Nam trở thành “điểm nóng” thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và quốc tế vào ngành công nghiệp sơn.

Xem thêm: chứng nhận hợp quy sơn tường của ViTEST

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN PHẨM SƠN TƯỜNG

Sơn tường là loại sơn tan trong nước được sử dụng để sơn tường với mục đích trang trí và bảo vệ bề mặt các công trình xây dựng, hầu hết sơn tường hiện đang sử dụng phổ biến là loại sơn nhũ tương nước. So với sơn dung môi, sơn tường có ưu thế trội hơn hẳn đó là hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng , dùng nước để vệ sinh vật dụng và thiết bị , dễ dàng tạo màu và thay đổi màu theo ý muốn ,  sử dụng các thiết bị sơn truyền thống. Nhưng có nhược điểm là thời gian khô lâu hơn và bề mặt sơn rất nhạy cảm với độ ẩm. Thông thường, Sơn tường được sản xuất gồm 4 thành phần chính:

son-tuong-va-cach-danh-gia-chat-luong-son-tuong

Chất tạo màng (binders) là vật liệu tạo màng liên tục kết dính với nền làm cho bề mặt nền được bao phủ, kết nối với nhau và kết nối với các chất khác có trong thành phần để tạo ra màng có độ đặc chắc theo yêu cầu. Màng sơn hình thành do quá trình đóng rắn của chất tạo màng sau khi phủ dung dịch sơn lên bề mặt nền. Chất tạo màng là thành phần chính tạo ra tính chất của màng phủ sơn.

Sơn tường hiện nay chủ yếu sử dụng chất tạo màng là nhũ tương acrylic do khả năng chống phân huỷ quang rất tốt, ngoài ra khả năng chịu thuỷ phân và kiềm hoá cũng khá tốt và phù hợp đối với nhiều ứng dụng khác như tại những vùng có độ ẩm cao.

Xem thêm: chứng nhận hợp chuẩn sơn epoxy

Dung môi (solvents) là chất lỏng hoà tan chất tạo màng tạo ra môi trường lỏng đủ để tạo màng và bay hơi trong và sau khi tạo màng. Tuy nhiên, có nhiều chất tạo màng không hoà tan hoàn toàn trong dung môi do phải giảm lượng dung môi bay ra ngoài môi trường.

Bột màu (pigment) là những hạt rắn, mịn không hoà tan nhưng phân tán đều trong chất tạo màng và còn lại trong màng phủ sau khi màng sơn đã đóng rắn. Bột màu tạo độ đục và cải thiện tính năng theo yêu cầu của màng phủ.

Tổng hợp từ internet